3 Bước làm trắng sạch khi ruột gối ố vàng có mùi hôi

24 Tháng Mười Một, 2021

Nhiều người thường quên mất rằng việc vệ sinh và tẩy sạch ruột gối cũng quan trọng như việc bạn giặt vỏ gối thường xuyên vậy. Theo thời gian sử dụng, tùy vào chất liệu của từng loại vỏ gối, khi mồ hôi của cơ thể thấm vào gối sẽ tạo ra màu ố vàng hay mùi hôi khó chịu. Thậm chí là khi bạn sử dụng tấm bọc ni-lông bên trong vỏ gối thì điều này vẫn có thể xảy ra.

Theo kinh nghiệm của Agiupviec, mỗi năm từ 3-6 tháng bạn cần cho ruột gối “tắm” một lần để đảm bảo ruột gối luôn sạch sẽ và loại bỏ hết các vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiều người vì không biết cách làm sạch ruột gối nên cứ hễ ruột gối bẩn đành “ngậm ngùi” bỏ đi thì thật lãng phí.

Vậy thì đây chính là giải pháp cho vấn đề “nhức nhối” của các hộ gia đình, hãy áp dụng ngay mẹo tẩy trắng ruột gối chỉ bằng những nguyên liệu cực kỳ dễ tìm này và chờ xem kết quả có khiến bạn bất ngờ không nhé!

1. Chuẩn bị:

  • Nước nóng
  • 1 cốc bột giặt
  • 1 cốc nước rửa chén
  • 1 cốc thuốc tẩy (Nếu có thể, hãy sử dụng loại thuốc tẩy có thành phần tự nhiên, ít clo)
  • 1/2 cốc bột hàn the

2. Giặt ruột gối

Trước khi bắt tay vào giặt gối, đừng quên kiểm tra xem trên nhãn mác của gối có ký hiệu giặt tay hay giặt máy. Đa số các loại vỏ gối hiện nay đều cho phép giặt máy, tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra lại cho chính xác trước khi gỡ bỏ lớp vỏ gối và ruột gối chuẩn bị giặt.

Giặt bằng tay

Nếu bạn giặt gối bằng tay hãy hòa hỗn hợp giặt trên cùng nhau và cho gối vào ngâm. Sau đó, bạn chỉ cần bóp nhẹ để xà bông và các chất tẩy cho trong hỗn hợp trên lấy đi hết bụi bẩn là được, cứ lặp lại cho tới khi thấy ruột gối trắng. Sau khi xả nhiều lần cho sạch xà phòng thì cho vào nước xả ngâm để ướp mùi thơm cho gối nhé.

Loại bỏ vết bẩn trên gối bằng tay

Giặt bằng máy

Nếu giặt gối bằng máy thì chẳng có gì đáng lo vì công đoạn sẽ được rút ngắn đi rất nhiều, việc còn lại sẽ do máy giặt giúp bạn “đảm nhiệm”.

Nếu máy giặt có chế độ giặt nước nóng thì bạn hãy chọn chế độ giặt này. Cho tất cả các chất giặt tẩy đã chuẩn bị vào lồng giặt. Nếu không, xả nước đầy máy giặt, trong đó tỷ lệ nước nóng chiếm 1/3 – 1/2, càng nhiều nước nóng càng tốt. Bật khởi động và để cho máy chạy 1-2 phút để bảo đảm tất cả các nguyên liệu đã được hòa đều trước khi cho ruột gối vào.

Khi các chất tẩy giặt đã được hòa tan đều, tùy vào khối lượng của máy giặt có thể cho từ 2 – 3 ruột gối sau đó để máy bắt đầu quá trình làm sạch. Bấm máy giặt đúng một chu kỳ hoàn chỉnh.

Giặt gối bằng máy giặt chuyên dụng

Trong quá trình máy giặt hoạt động, bạn nên quan sát máy, khi thấy máy chuyển sang quy trình xả nước lần thứ hai hoặc hết nửa chu kỳ giặt thì bấm nút tạm dừng sau đó lật ngược ruột gối lại để cả hai mặt của ruột gối được ngấm đều các chất tẩy, đảm bảo cho gối được giặt sạch hiệu quả.

Nếu vẫn chưa yên tâm, bạn có thể giặt gối thêm 1 lần nữa với một chu trình hoàn chỉnh như trên, mọi vết ố vàng, vết bẩn hay mùi hôi đều sẽ bị “đánh bật” ngay với cách làm vô cùng đơn giản này. Sau đó xả ruột gối với mùi nước xả vải mà gia đình bạn yêu thích để ruột gối mềm và luôn thơm tho.

Loại bỏ mùi hôi, vết ố bằng máy giặt

3. Làm khô ruột gối

Máy giặt có chức năng sấy thì bạn chỉ cần chọn chế độ sấy sau khi gối đã được giặt xong, bạn cho vào cùng với gối vài quả bóng tennis để đảm bảo độ bông mềm nhé. Hoặc, sau khi làm sạch ruột gối xong dùng khăn lông thấm hút quanh ruột gối và cho vào máy sấy nếu có, tuyệt đối không vặn xoắn, tránh phần bông trong ruột gối vón vào.

Với những gia đình không có máy sấy thì cứ đem ruột gối ra phơi khô ngoài trời là được, lưu ý đặt ruột gối ở nơi có ánh nắng mặt trời để ruột gối được khô nhanh và thơm tho.

Image result for phơi gối
Phơi gối ngoài trời, nơi có nhiều nắng

Đừng bỏ lỡ cơ hội

Nhận ngay mã ưu đãi miễn phí dịch vụ
nhận chiết khấu độc quyền